日本語センターで七夕ーTANABATA
2022.07.08
Ngày 7/7 hàng năm là ngày Lễ Thất Tịch (七夕ーTANABATA) tại Nhật Bản.
Đây là phong tục được lưu truyền từ Trung Quốc từ thời xa xưa và dần chuyển hóa thành sự kiện đặc sắc của xứ sở Phù Tang. Vào ngày lễ, mọi người thường viết ước nguyện lên các mảnh giấy Tanzaku đủ màu sắc và treo lên cành trúc để làm vật trang trí, và cầu mong ước nguyện của mình sẽ chạm đến các vì sao.
Mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau:
Áo giấy (紙衣): Cầu cho kỹ năng thêu vá của bé gái được giỏi hơn
Túi vải (巾着): Cầu cho tiền tài vào nhiều
Lưới bắt cá (投網): Cầu cho đánh vớt được nhiều cá, mùa cá bội thu
Thùng rác (屑籠): Giữ gìn đồ đạc xung quanh ngăn nắp, gọn gàng
Dải băng cờ (吹き流し): Cầu mong được may dệt giỏi như Chức Nữ
Hạc giấy (千羽鶴): Cầu cho gia đình nhiều sức khỏe, sống lâu
Giấy ước nguyện (短冊): Cầu cho ước nguyện được thành, chữ viết đẹp hơn
Treo ước nguyện lên cành trúc có thể nói là một trong những phong tục độc đáo của xứ sở Phù Tang. Dù có nhiều giả thuyết nhưng từ xưa, tre trúc được xem là vật linh thiêng do hướng lên trời mọc thẳng, đầy uy lực và ẩn chứa sức mạnh của sinh mệnh nên được cho là nơi thần linh trú ngụ. Việc dùng chỉ dệt ngũ sắc treo trên cây trúc là bắt nguồn của phong tục trang trí Tanabata. Về sau, chỉ ngũ sắc chuyển thành vải lụa và phong tục cũng bắt đầu lan rộng trong tầng lớp dân thường. Hàng tre trúc bắt đầu được trang trí trước mọi nhà vào ngày lễ, nhưng lúc bấy giờ vải lụa khá đắt đỏ nên họ lấy giấy dùng thay. Và đó cũng là hình dạng nguyên thủy của giấy Tanzaku cho đến bây giờ.
Dưới đây là hình ảnh các bạn Thực tập sinh đang học tập và rèn luyện tại Trung tâm đào tạo tiếng Nhật của công ty Trường Hải đang tìm hiểu về ngày lễ TANABATA, cùng các Sensei viết lên ước nguyện của mình, để chuẩn bị hành trang đến với Nhật Bản!
Đây là phong tục được lưu truyền từ Trung Quốc từ thời xa xưa và dần chuyển hóa thành sự kiện đặc sắc của xứ sở Phù Tang. Vào ngày lễ, mọi người thường viết ước nguyện lên các mảnh giấy Tanzaku đủ màu sắc và treo lên cành trúc để làm vật trang trí, và cầu mong ước nguyện của mình sẽ chạm đến các vì sao.
Mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau:
Áo giấy (紙衣): Cầu cho kỹ năng thêu vá của bé gái được giỏi hơn
Túi vải (巾着): Cầu cho tiền tài vào nhiều
Lưới bắt cá (投網): Cầu cho đánh vớt được nhiều cá, mùa cá bội thu
Thùng rác (屑籠): Giữ gìn đồ đạc xung quanh ngăn nắp, gọn gàng
Dải băng cờ (吹き流し): Cầu mong được may dệt giỏi như Chức Nữ
Hạc giấy (千羽鶴): Cầu cho gia đình nhiều sức khỏe, sống lâu
Giấy ước nguyện (短冊): Cầu cho ước nguyện được thành, chữ viết đẹp hơn
Treo ước nguyện lên cành trúc có thể nói là một trong những phong tục độc đáo của xứ sở Phù Tang. Dù có nhiều giả thuyết nhưng từ xưa, tre trúc được xem là vật linh thiêng do hướng lên trời mọc thẳng, đầy uy lực và ẩn chứa sức mạnh của sinh mệnh nên được cho là nơi thần linh trú ngụ. Việc dùng chỉ dệt ngũ sắc treo trên cây trúc là bắt nguồn của phong tục trang trí Tanabata. Về sau, chỉ ngũ sắc chuyển thành vải lụa và phong tục cũng bắt đầu lan rộng trong tầng lớp dân thường. Hàng tre trúc bắt đầu được trang trí trước mọi nhà vào ngày lễ, nhưng lúc bấy giờ vải lụa khá đắt đỏ nên họ lấy giấy dùng thay. Và đó cũng là hình dạng nguyên thủy của giấy Tanzaku cho đến bây giờ.
Dưới đây là hình ảnh các bạn Thực tập sinh đang học tập và rèn luyện tại Trung tâm đào tạo tiếng Nhật của công ty Trường Hải đang tìm hiểu về ngày lễ TANABATA, cùng các Sensei viết lên ước nguyện của mình, để chuẩn bị hành trang đến với Nhật Bản!
リンク元:
facebook
※本ニュースはRSSにより自動配信されています。
本文が上手く表示されなかったり途中で切れてしまう場合はリンク元を参照してください。
本文が上手く表示されなかったり途中で切れてしまう場合はリンク元を参照してください。